Biết “khiêm tốn” nghĩa là học được cách từ bỏ sự kiêu căng tự mãn

Đăng bởi Mỹ Hạnh - Lượt xem 1.7k
Chuyên mục Bài học cuộc sống
Biết “khiêm tốn” nghĩa là học được cách từ bỏ sự kiêu căng tự mãn

Khiêm tốn là mỹ đức căn bản nhất của . Con người tuy là anh linh của vạn vật, có trí tuệ cao nhưng cho dù là một người vô cùng may mắn hay là một người rất bình thường đi nữa thì thực sự đều là rất nhỏ bé trong vũ trụ này.

Socrates là một nhà triết học nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại. Ông không những cho người đời thấy tài hoa và trí tuệ của mình với những tác phẩm nổi tiếng, mà còn mở rộng việc tuyển môn sinh, khuyến khích những người có học thức kém. Ông vận dụng đối thoại nổi tiếng của mình, dẫn dắt mở mang trí tuệ cho những thanh niên trẻ. Mỗi khi mọi người khen ngợi ông có học thức uyên bác, trí tuệ hơn người thì Socrates luôn khiêm tốn nói rằng: “Tôi chỉ biết một điều là, tôi chẳng biết gì cả”.

Newton được mọi người ca ngợi là “cha đẻ của cơ học” đã phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn. Ông cũng đã xác định những định luật trong nhiệt học. Ông còn đề xuất tác phẩm “Method of Fluxions”, thiết lập hai định luật và cùng với Leibniz tìm ra cách tính vi tích phân, mở ra kỷ nguyên mới trong toán học. Newton là một trong những người vĩ đại trong lịch sử khoa học, với những thành tựu vô cùng to lớn được Engels khen ngợi hết lời về những thành tựu của ông trong tác phẩm “Tình hình nước Anh”. Tuy vậy, ông lại là người vô cũng khiêm tốn.

Lúc Newton lâm chung, bạn bè và người thân đến thăm, ông ngồi bên giường bệnh nói: “Ông là người vĩ đại trong thời đại này của chúng ta….”. Khi nghe thấy hai từ “vĩ đại”, Newton liền lắc đầu nói: “Đừng nói như vậy, tôi không biết người trên đời nhìn tôi như thế nào, tôi thấy tôi chỉ là một đứa chơi đùa trên bãi biển, thỉnh thoảng phát hiện được một hòn sỏi nhẵn nhụi, một vỏ sò xinh đẹp, trong khi trước mặt tôi còn cả một đại dương bao la đầy những bí mật chưa được khám phá”.

Ông ngừng lại sau đó nói tiếp: “Nếu tôi có thể nhìn thấy , thì đó là vì tôi đang đứng trên vai của người khổng lồ” rồi bình thản nhắm mắt ra đi.

Beethoven nhà soạn nhạc lừng danh thế giời từng khiêm tốn nói rằng: “Bản thân chẳng qua học được vài nốt nhạc”. Nhà khoa học vĩ đại Einstein nói rằng: “Bản thân giống như một đứa trẻ non nớt”. Những người kiêu căng ngạo mạn tầm nhìn chỉ luôn hướng vào bản thân mình, vì vậy họ không bao giờ chú ý đến người khác, lại càng không thể ý thức được chỗ thua kém của mình so với người ta. Người khiêm tốn là người biết cúi đầu nhìn xuống mới có thể nhìn thấy được điểm yếu của mình, như vậy mới tiến bộ được.

Những ví dụ nói trên giúp chúng ta dễ dàng thấy được khiêm tốn là phẩm chất ưu tú và không thể thiếu trên con đường thành công của những người vĩ đại, đồng thời nó là nền tảng vững chắc giúp chúng ta ổn định trong công việc của mình, giúp tạo nên những mối quan hệ tốt. Thế nhưng trong xã hội hiện nay không hiếm gặp một số người luôn cho mình là tài giỏi, tham vọng, thích thể hiện bản thân vì sợ không ai biết mình giỏi. Hơn nữa còn chứng tỏ bản thân không giống người bình thường, hi vọng từ đó có được sự tôn.

Lão Tử nói: “Trời không nói gì, bốn mùa hưng thịnh, vạn vật sinh sôi”, “Đất có tính nhu hòa, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật”… những câu nói này quả hết sức đúng đắn.Là con người, chúng ta cần có sự khiêm tốn, không kiêu căng tự mãn, không nên cho mình hơn người, lúc nào cũng muốn mình trở thành tiêu điểm, trung tâm. Chỉ có những người khiêm tốn, thận trọng mới thấy được ưu điểm và sở trường của người khác, nên họ sẽ nhận được sự yêu mến kính trọng của mọi người và có được những mối quan hệ giao tiếp .

Khiêm tốn không phải là phủ định cái tôi của mình mà là sự thể hiện niềm tin tưởng tôn trọng và ngay thẳng của chúng ta đối với người khác. Khiêm tốn là sự dung hòa giữa thành công và thất bại; là việc cảnh giác với những thất bại trong quá khứ, cảm động ghi nhớ những thành công của hiện tại. Chúng ta không thể để thất bại chi phối bản thân, trong tình huống này, khiêm tốn có tác dụng cân bằng, không để chúng ta đề cao hay coi thường bản thân, không coi mình giỏi giang hơn người hay coi thường người khác.

Thông minh luôn đi đôi với khiêm tốn. Người hiểu biết thực sự ắt sẽ sâu sắc như đại dương. Người hiểu biết càng nhiều thì mới nhận thức được những điều mà bản thân biết là còn quá ít.

Bất luận bạn làm trong ngành nghề nào, hay đảm nhiệm chức vụ gì, chỉ có khiêm tốn cẩn thận mới duy trì được tinh thần không ngừng tiến thủ, giúp bạn nâng cao kiến thức và khả năng của mình hơn nữa. Duy trì cho mình một phẩm chất khiêm tốn, cẩn thận mới có thể giúp bạn thấy được những điểm còn yếu của bản thân. Khiêm tốn cũng đồng hành cùng sự không tự mãn, không ngừng phát triển, lặng lẽ những ý kiến và phê bình của người khác, cẩn thận khi làm việc. Người kiêu ngạo tự mãn, luôn thỏa mãn với hiện tại mà không tiếp tục cố gắng, chủ quan độc đoán nhẹ thì sẽ gặp vấn đề trong công việc, nghiêm trọng có thể mất đi cả sự nghiệp.

Người khiêm tốn mới biết xét lại bản thân, mà chỉ khi xét lại bản thân con người ta mới không ngừng sửa đổi những lỗi lầm của mình, cải thiện những gì mình chưa tốt. Người khiêm tốn không cảm thấy , luôn thể hiện sự khiêm nhường phù hợp trước mặt người khác.

Khiêm tốn không hẳn là sự nhún nhường, nó cần được nuôi dưỡng qua thời gian. Nó là điều vô cùng đáng quý, vì nó là cội nguồn của niềm vui. Nhà văn viết tiểu thuyết người Anh James ‧ Bali nói: “ là không ngừng khiêm tốn”.

Khiêm tốn là là sự tĩnh lặng, giúp mọi người không cảm thấy mệt mỏi với những thất bại trong quá khứ, cũng không kiêu ngạo vì những thành công hiện tại. Khiêm tốn là vũ khí điều khiển tâm tư tình cảm giúp con người duy trì được sự ổn định của mình, giữ được sự trẻ trung vui tươi và luôn được mọi người yêu mến hoan nghênh.

Khiêm tốn là không giả vờ hiểu với những việc chưa hiểu, từ bỏ sự kiêu ngạo tự mãn để đi tìm đáp án thực sự. Không kiêu ngạo với những gì mình biết, những điều bạn biết có thể nhiều người đều biết. Theo như tôi quan sát những người thực sự tài giỏi thường không khoe khoang, vì họ hiểu biết rộng, ngược lại họ lại nghĩ sự hiểu biết của mình là rất hạn hẹp, không có gì đáng khen ngợi cả. Vậy nên khi người khác khen họ, họ rất khiêm tốn. Người khiêm tốn thường ung dung tự tại và hay cười mỉm.

Lâm Chí Linh là một đại diện tiêu biểu cho nét đẹp khiêm tốn. Cô tuy có hai bằng về kinh tế và nghệ thuật, nhưng rất khiêm tốn ôn hòa với mọi người. Khi bước lên sàn catwalk và lĩnh vực giải trí, thì cô không chỉ thu hút mọi ánh nhìn mà còn thể hiện rõ nét được cái tôi của mình. Vậy làm sao để khiêm tốn? Tôi nghĩ có thể bắt đầu từ những điều nhỏ như chịu lắng nghe, không kiêu ngạo, luôn giữ nụ cười với người xung quanh.

Một người có chí hướng to lớn, cũng giống như một cái cây có rễ mới đâm trồi nảy lộc. Con người muốn có chí hướng lớn thì phải luôn khiêm tốn, cho dù có gặp phải những chuyện nhỏ như hạt bụi cũng sẽ giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho người khác. Nếu có thể làm được điều đó thì đến trời đất cũng phải cảm động vì việc làm của bạn. Việc tạo phúc nằm ở bản thân, tức phải có một trái tim chân thật. Giống như những người nổi tiếng ngày nay, ban đầu đâu có đam mê thực sự, nhưng bởi nhất thời có được sự nổi tiếng nên mới theo đuổi, khi hết nổi thì cũng hết đam mê.

Mạnh Tử nói với Tề Tuyên Vương rằng: Đại vương yêu thích âm nhạc, nếu yêu thích đúng mức thì có thể khiến vận mệnh nước Tề hưng thịnh nhưng Đại vương yêu thích âm nhạc chỉ vì tìm cầu niềm vui cho cá nhân mà thôi. Nếu Đại vương biết đem tâm tìm cầu niềm vui cho riêng mình, mở rộng ra cùng nhân dân niềm vui, khiến mọi người được vui, thì lo gì vận mệnh nước Tề không hưng thịnh?

Thái độ như thế nào được gọi là khiêm tốn? Không khoa trương tự mãn, khiêm tốn học hỏi. Chú ý nhiều hơn đến cảm nhận của người khác, khiêm tốn trước những lời tán thưởng của người khác đối với những thành tựu của mình.

Có thể thấy, người khiêm tốn là người biết bao dung hết thảy, luôn biết rõ chính bản thân mình. Khiêm tốn đem đến phúc báo còn kiêu ngạo sẽ tự chiêu mời tai họa. Làm con người nhất định phải biết tu dưỡng đức khiêm tốn.

Theo Thegioidanhngon.com

Mời các bạn tham gia nhóm "Lời hay ý đẹp""Những câu nói hay"

Có thể bạn sẽ thích