Thành công thực sự thuộc về những người có lương tâm và sống tận tâm

Đăng bởi Mỹ Hạnh - Lượt xem 7
Chuyên mục Bài học cuộc sống
Thành công thực sự thuộc về những người có lương tâm và sống tận tâm

Thông thường, ai cũng muốn được người khác công nhận mình là người có lương tâm. Tuy nhiên làm một người có lương tâm thật sự đòi hỏi phải có sự kiên định, chấp nhận hi sinh, thiệt thòi, và nhiều khi còn bị hiểu lầm từ những người xung quanh.

Có câu chuyện nói về Hostetter, là một người lính có lương tâm, cũng là một nhà phản chiến (người ủng hộ hòa bình, phản đối ) trong cuộc chiến tranh Việt Nam năm 1966. Vì quan điểm phản chiến này, ông từng gặp rất nhiều khó khăn giữa việc phải hoàn thành của một người lính và quan điểm sống của mình. Cũng là một người phản đối chiến tranh, Douglas từ chối mang, sử dụng bất kỳ vũ khí hay tham gia bất kỳ một trận chiến nào. Thay vào đó, ông chọn dạy tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam. Ông cũng chọn sống bên ngoài bức tường dày đặc lính gác của các doanh trại lính Mỹ – một ngôi nhà tranh, hoàn toàn không có tường rào bảo vệ. Ông cũng kiên trì nói không với vũ lực, và hết sức lực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em Việt Nam trong những ngôi làng ông đi qua.

Sống một đời làm người tận tâm là một đời sống trọn vẹn nhưng không hẳn sẽ hạnh phúc

Nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu nhân cách con người cho rằng có năm khía cạnh hình thành nên nhân cách của chúng ta, bao gồm: sự hướng ngoại, khả năng tán thành cảm thông, sự cởi mở, lương tâm và tình trạng thần kinh. Trong đó lương tâm được xếp vào hàng thứ tư, được định nghĩa là “một trong những đặc điểm nhân cách cơ bản của con người, nó ảnh hưởng tới khả năng con người có thể thiết lập và theo đuổi các mục tiêu dài hạn, cân nhắc trước mọi cơ hội, hoặc ứng xử một cách bốc đồng, cũng như thực sự có trách nhiệm với người khác.”

Người có lương tâm có đặc điểm là thận trọng, tỉ mỉ, cảnh giác và bảo mật. Lương tâm chính là một nhân cách cơ bản và có tính , có khả năng ảnh hưởng tới việc con người theo đuổi các mục tiêu mình đề ra như thế nào. Đó chính là thứ khiến người ta giữ lời hứa, hoàn thành các trách nhiệm của mình, kiên định và trung thành với lý tưởng hay mục tiêu khi gặp . Nói một cách khác, lương tâm giúp con người ta có thể sống một cách lý trí và có chủ đích.

Một người có lương tâm là một người mạnh mẽ

Làm thế nào để biết mình có lương tâm chân chính hay không? Một người ít lương tâm có đặc điểm là dễ bị phân tán, không tập trung, không có động lực, bốc đồng, hay bị gọi là “phù phiếm”. Nếu bạn tự nhận thấy bản thân mình thuộc kiểu người thường thất bại với các mục tiêu cá nhân, hoặc thường bỏ việc giữa chừng – thì bạn cần thay đổi lối sống, cần sống một cách tận tâm hơn.

Thiếu vắng sự tận tâm, tỉ mỉ, hay lương tâm cũng là một nhân tố dẫn tới việc không thể thành công. Để trở thành người tận tâm, cần phải có đầu óc và chăm chỉ.

Biết cách tổ chức và sống một đời có trật tự là một nhân tố tiên đoán bạn có thể thành công hoặc đạt được những gì mình muốn trong đời hay không. Biết cách sắp xếp tổ chức mọi mục tiêu, kế hoạch sự việc một cách gọn gàng, khoa học, có trật tự, sẽ giúp cho tâm trí bạn tập trung và có tổ chức. Thiết lập những thói quen, lịch trình đồng thời bám chắc vào chúng là cách tốt nhất để giúp sống một cách có tổ chức.

Khi biết cách làm mọi việc có tổ chức, thì cũng cần lưu ý đừng để thái quá. Vì những người làm việc có tổ chức, có lề lối thường hay là những người cầu toàn, dễ bị , và hay có tác dụng ngược.

Xây dựng cho mình một kế hoạch, có tổ chức nhưng đừng quá cứng nhắc. Sự chăm chỉ gắn liền với tính kiên định và bền bỉ. Niềm đam mê và tính kiên trì là cần thiết để đạt được những mục tiêu dài hạn. Những người chăm chỉ thường được mô tả là những người có mục tiêu rõ ràng, kiên định, có kỷ luật, làm việc hiệu quả, có mục đích và có năng lực. Họ là những người làm việc vô cùng hiệu quả nhưng lại không quá . Họ theo đuổi các mục tiêu và sống một đời chủ động, khoa học, có phương pháp, làm việc chăm chỉ để có thể làm chủ của mình.

Hãy trở thành một người sống tận tâm

Dưới đây là một số thói quen phổ biến của người sống tận tâm rất đáng để chúng ta học tập.

Suy nghĩ sâu sắc trước khi hành động

Những người tận tâm luôn đánh giá đầy đủ những mặt mạnh yếu của một tình huống và cân nhắc xem xét hậu quả hành động của họ. Họ có kinh nghiệm kiểm soát sự bồng bột và chủ động công việc. Họ sẽ tính toán chi phí trước khi bỏ công sức làm hay nói bất kể điều gì.

Một người tận tâm thường nghiên cứu rất kỹ lưỡng đảm bảo có đủ nguồn lực tài chính trước khi tiến hành công việc kỹ lưỡng. Họ hiểu thị trường, hiểu thương hiệu, khách hàng, và biết rõ họ cần thuê những người nào giúp việc để thành công. Công việc của họ thành công và phát triển nhờ có sự chuẩn bị, lập kế hoạch và làm việc chăm chỉ chứ không phải nhờ may mắn.

Cam kết

Vì những người tận tâm thường suy nghĩ trước khi làm nên họ có khả năng cam kết những điều họ biết chắc sẽ làm được. Họ sẽ đưa ra chính xác những điều họ cam kết, cân nhắc chi phí trước khi họ cam kết và chắc chắn sẽ làm những việc họ nói sẽ làm.

Ví như khi hứa hẹn bạn thì phải đảm bảo chắc chắn thời gian đó mình rảnh, không vướng bận việc gì. Người tận tâm sẽ đánh dấu cuộc hẹn lên lịch làm việc của mình.

Không phụ thuộc vào những tờ ghi chú

Có giấy ghi chú là một điều tuyệt vời và chúng ta nên làm điều đó. Tuy nhiên lạm dụng giấy ghi chú lại có mặt không tốt, khiến não bộ lười làm việc. Người tận tâm sẽ viết lại mọi thứ. Họ sẽ đánh dấu vào lịch trình của mình. Họ là những người lên kế hoạch và ghi chú. Những tờ giấy ghi chú sẽ là một phần trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, nó lại không hẳn tốt cho não bộ.

Nghỉ ngơi rồi tiếp tục cống hiến

Nghỉ ngơi, lập lại nhóm và khởi động lại. Nhưng đừng bao giờ từ bỏ. Từ bỏ không phải là một khả năng. Hãy ghi nhớ, để thành công bạn cần có động lực, lòng quyết tâm và một ý chí kiên định. Bạn sẽ phải chiến đấu mạnh mẽ để có thể là chính mình.

Nếu bạn từng xem seri phim The Hacksaw Ridge, bạn hẳn đã nghe về nhân vật Desmond. T. Doss. Anh ta chính là hình mẫu của một người có lương tâm, mạnh mẽ và bền bỉ, chính là kiểu người tận tâm đích thực. Desmond là một anh lính cứu thương trong thế chiến thứ hai, những hành động anh hùng của anh xuất phát từ hệ giá trị của chính bản thân anh. Chính hệ giá trị đó đã giúp anh có được những hành động anh hùng trong trận đánh Okinawa. Anh trở thành người phản chiến đầu tiên của quân đội Mỹ giành được huân chương danh dự. Anh được trao tặng huân chương này, mà chưa bao giờ phải bắn một viên đạn.

Chịu trách nhiệm

Người có lương tâm không phải là một người hèn nhát, hay là một nạn nhân. Họ dám chịu trách nhiệm cho những thất bại của mình, và không tìm cách trốn chạy. Họ dám nhìn thẳng vào vấn đề, và lập kế hoạch phản công. Họ là những người dũng cảm, bền bỉ và đầy năng lượng. Họ tìm kiếm giải pháp, từ chối việc né tránh và đổ lỗi.

Ví dụ, nếu có một báo cáo đã quá hạn, và lý do vì đồng nghiệp không cung cấp đủ thông tin. Là một người có lương tâm, bạn sẽ xin lỗi người chủ của mình, và đặt ra một mốc thời gian mới để hoàn thành báo cáo, đồng thời cũng hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc không thu thập đủ dữ liệu để hoàn thành. Bạn mau chóng làm việc với đồng nghiệp để có đầy đủ đầu vào mình cần, và sẽ làm mọi cách, hết sức đảm bảo có thể hoàn thành lời hứa giao nộp báo cáo theo thời hạn mới.

Là một người có lương tâm không hề dễ dàng nhưng nếu làm được rất xứng đáng để mọi người trân quý.

Lương tâm là một hành động lý trí của một người. Nó là những hành động có chủ đích và kế hoạch của một bộ óc có tổ chức và thái độ tích cực, siêng năng.

Biết về 5 thói quen chủ chốt của những người tận tâm, có lương tâm, bạn có thể tự giúp mình trở thành một người đáng tin cậy, làm việc có hiệu suất, và dễ dàng để trở thành một người thành công.

Theo Thegioidanhngon.com

Mời các bạn tham gia nhóm "Lời hay ý đẹp""Những câu nói hay"

Có thể bạn sẽ thích