
Đã từng có một cô gái hỏi tôi rằng: “Người học về tâm lý học có thể nhìn thấu được người khác đang nghĩ gì đúng không?”
Tôi trả lời: “Tâm lý học không phải là đọc được suy nghĩ của người khác, người học tâm lý học có thể tiếp nhận tốt hơn mọi người về những thứ mà bản thân còn thiếu, thừa nhận và điều khiển tốt tâm trạng của mình.”
Cô thực sự không hiểu và nói tiếp: “Bộ phận chúng tôi có một người sau khi tự học tâm lý học thì cứ gặp ai là lại phân tích tâm lý, khiến chúng tôi thấy cậu ta rất buồn cười!”
Tôi nói với cô ấy rằng, nếu đồng nghiệp của cô học sâu hơn một chút thì anh ta sẽ hiểu rõ hơn rằng hành vi phân tích người khác của mình thực tế là để lôi kéo sự chú ý của người khác mà thôi.
Hơn nữa hành vi này không những không được người khác thừa nhận, ngược lại lại khiến người ta cảm thấy rất khôi hài.
Một người xuất sắc, sẽ không mong mình là trung tâm đối với người khác. Người đó nỗ lực xuất sắc không phải vì để được thừa nhận, mà là để không ngừng tăng cường khả năng của mình, đó là khát vọng mãnh liệt đối với cuộc sống.
Tâm trạng của họ sẽ trở thành nhiên liệu để đốt cháy khát vọng ấy, chứ không phải để tất cả mọi thứ hao mòn dần đi trong cuộc sống.
Tuy cuộc sống ngày một đầy đủ, nhưng tâm hồn lại ngày một trở nên trống rỗng. Không thể phủ nhận rằng, chúng ta đang sống trong thời đại tốt đẹp hơn so với những người đi trước. Nhưng cùng với sự đầy đủ về vật chất, năng lượng về tinh thần của chúng ta đã không còn theo kịp. Vấn đề này đang trở nên phổ biến trong cuộc sống hiện nay.
Rõ ràng khi làm việc chúng ta chỉ ngồi, vậy tại sao lại thấy mệt mỏi? Cho dù đã cô đơn rất lâu, muốn tìm một người bầu bạn, nhưng rồi phát hiện ra rằng bản thân không còn cảm giác yêu thương nữa.
Khi bạn ở trong mối quan hệ xã giao phức tạp rắc rối, thì cảm giác duy nhất của bạn chính là e rằng thế giới này không ai có thể hiểu được bạn.
Phần lớn chúng ta cho rằng mình không hạnh phúc trong cuộc sống không phải vì chúng ta không có đủ thời gian hay sức khỏe mà vì trong tâm thấy mệt, và điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Vậy thì phải làm sao để giải quyết sự xung đột nội tại bên trong chúng ta mà vẫn duy trì được sự ổn định về tâm trạng ở bên ngoài? Vì thế mà việc nhận biết, thừa nhận tâm trạng thậm chí còn quan trọng hơn so với việc kìm nén bản thân. Trước tiên bạn phải nhận biết và thừa nhận tâm trạng của chính mình vì nó có thể phản ánh rất nhiều thứ nội tại trong bạn.
Chúng ta thường khuyên người khác đừng suy nghĩ nhiều, nhìn mọi thứ nhẹ nhàng hơn. Nhưng thực tế có những việc khiến chúng ta khó có thể làm được như vậy.
Đừng cố gắng kìm nén tâm trạng, vì những tâm trạng mà lý trí cố ý muốn loại bỏ sẽ lại càng xuất hiện nhiều hơn.
Đừng lúc nào cũng bắt ép bản thân quên đi đau khổ, bỏ qua sự phẫn nộ, vứt bỏ sự sợ hãi. Vì bản thân tâm tư không phân tốt hay xấu, có những tâm tư lại có ý nghĩa bảo vệ bạn.
Điều tồi tệ là chúng ta luôn từ chối những nhu cầu mà tâm tư truyền đạt, hoặc có những cách xử lý sai lầm. Tâm tư là một phương pháp tự nhiên để ứng phó với cuộc sống, phương pháp này tuy không tinh tế đúng đắn như quá đau buồn, quá thỏa mãn nhưng nó lại giúp ta ý thức được một số thứ mà lý trí chúng ta cố ý bỏ qua.
Bạn phải phân tích phương pháp này, sau đó làm nó tốt hơn, cuối cùng đạt được giận dữ mà vẫn trong kiểm soát, ở mức độ vừa phải. Như vậy tâm tư sẽ trở thành một trợ thủ đắc lực trong cuộc sống của bạn.
Theo Thegioidanhngon.com
Mời các bạn tham gia nhóm "Lời hay ý đẹp" và "Những câu nói hay"