Người Nhật Bản nói là làm, người Đức làm rồi nói sau, vậy người Trung Quốc thì sao?

Đăng bởi Mỹ Hạnh - Lượt xem 1
Chuyên mục Bài học cuộc sống
Người Nhật Bản nói là làm, người Đức làm rồi nói sau, vậy người Trung Quốc thì sao?

22 năm trước, thầy Sashibe Shigeo của tôi đã đến Thâm Quyến và phụ trách thực hiện cải tiến quản lý đối với công ty của chúng tôi.

Do quan niệm và thói quen khác nhau, thầy và ban lãnh đạo của công ty có rất quyết liệt, dường như mỗi ngày đều như gươm súng sẵn sàng. Khi tranh luận quyết liệt, thầy thậm chí còn đập bàn. Khi thầy ở công ty Thâm Quyến, rất nhiều đồng nghiệp và lãnh đạo đều không thích thầy. Nhưng với sự và trợ giúp của thầy, chỉ trong vòng 3 tháng công ty đã từ làm ăn thua lỗ trở nên hoạt động tốt hơn, rồi đi vào thời kỳ làm ăn phát đạt.

Thầy chỉ làm việc tại Trung Quốc có 6 tháng (Khi thầy ở đó rất nhiều người mong thầy sớm về nước, nhưng sau khi thầy về, những người đó đều rất nhớ thầy, và mong rằng có thầy Sashibe,Shigeo ở lại thì tốt quá, việc quản lý công ty sẽ không như vậy), tôi chỉ làm học trò của thầy trong 6 tháng, nhưng ảnh hưởng của thầy đối với tôi cả đời này là vô cùng lớn.

Cho đến bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ đến những lời dạy bảo của thầy và vô cùng cảm kích trước sự đào tạo và bồi dưỡng của thầy đối với tôi. Tháng 3 năm nay, tôi đến Nhật Bản tham gia triển lãm pin lithium quốc tế, hi vọng có gặp được gặp thầy. Nhưng qua nhiều lần nghe ngóng mà không thể liện hệ và không tìm được địa chỉ nhà thầy, nên đành bỏ lỡ cơ hội.

Sự khác biệt điển hình trong văn hóa Trung – Nhật

Hồi đó thầy thường nói chuyện với tôi về vấn đề thói quen và quan niệm của người dân hai nước. Thầy nói người Trung Quốc khi gặp phải một chuyện gì đó thì luôn cần thảo luận trước, chuyện này có cần làm không? Làm như thế nào? Có thể thành công không? Có mười mươi không? Rồi bắt đầu tìm lý do: Không có người, không có tiền, không có thời gian, điều kiện không cho phép… Cuối cùng lãng phí rất nhiều thời gian sự việc vẫn y nguyên không hề có chút tiến triển nào.

Thầy nói người Nhật không giống như vậy, họ thấy việc nên làm thì chỉ cần chắc chắn 6 phần là đã bắt tay vào làm. Lúc bắt đầu, mọi chuyện tiến triển không được tốt, nhưng họ sẽ nghĩ cách để cải tiến, sau khi cải tiến có thể làm tốt hơn trước đó một chút. Cứ như vậy từng chút một sẽ giúp họ cải tiến không ngừng, từng bước tiến bộ, cuối cùng có thể hoàn thành được công việc. Trong quá trình này, thứ nhất người Nhật dám bắt tay vào làm, thứ 2 khéo léo trong việc cải tiến, kiên trì, tâm trạng ổn định, không lo lắng nao núng, từng chút từng chút tiến bộ đã làm họ cảm thấy hưng phấn, và nó trở thành động lực để họ tiếp tục cải tiến.

Nhưng người Trung Quốc thì lại khác, nếu không phải là nói mà không làm, thì trong quá trình làm hễ gặp phải khó khăn là tìm lý do biện hộ đình trệ. Cuối cùng nói vẫn chỉ là nói, làm là làm, thường xuyên không có kết quả, luôn mong làm chuyện lớn, nhưng lại lười tiến bộ, coi thường việc nhỏ, cuối cùng một chuyện cũng làm không thành.

Cảm nhận sâu sắc về câu chuyện dọn dẹp nhà kho

Tôi còn nhớ khi thầy mới đến Trung Quốc chưa lâu, có người bảo với thầy rằng cần phải xây một nhà kho mới, thầy hỏi tại sao? Người đó nói với thầy rằng kho không đủ dùng, nếu không xây kho mới, sản phẩm chỉ có thể để ở bên ngoài và sẽ bị ướt bởi mưa. Khi nghe xong chuyện đó, thầy đến kho khảo sát, sau đó nói với tôi trong kho chất quá nhiều vật liệu xây dựng, cáp điện khi xây kho xong còn sót lại và một số đồ dùng không cần thiết. Nếu dọn dẹp một chút là sẽ có rất nhiều không gian trống, cơ bản không cần xây kho mới làm gì. Thầy yêu cầu tôi phản ánh với lãnh đạo công ty, yêu cầu nhân viên các bộ phận liên quan thực hiện chỉnh lý dọn dẹp. Tôi báo cáo chuyện lên phó tổng giám đốc của công ty, phó tổng giám đốc lôi một loạt lý do ra và nói với tôi rằng hiện tại nhiệm vụ gấp gáp như vậy, nhân lực lại không đủ, lấy đâu ra thời gian để xắp sếp người đi dọn dẹp kho chứ.

Khi nghe tôi báo lại, thầy im lặng một lời cũng không nói. Buổi trưa ngày hôm sau, thầy bảo tôi thông báo cho tất cả nhân viên quản lý bao gồm cả tổng giám đốc của công ty, ăn trưa xong đến tập trung tại kho. Tôi hỏi có chuyện gì quan trọng sao? Thầy vẫn im lặng không nói năng gì. Khi ăn trưa xong, toàn thể nhân viên quản lý đều tập trung tại kho, xếp thành hàng theo yêu cầu. Nhưng mọi người đều không biết thầy đang muốn làm gì, và chỉ biết đứng đó đợi thầy nói.

Sau khi thấy mọi người đã xếp thành hàng, thầy đi lên phía trước và nói: Hôm nay mời mọi người đến đây là muốn nhờ mọi người một chuyện đó là cùng thầy dọn dẹp nhà kho, “ Bây giờ, mời mọi người cùng tôi bắt tay vào làm”. Dưới sự chỉ huy và dẫn dắt của thầy, trong vòng một tiếng rưỡi chúng tôi đã dọn dẹp sạch đồ đạc đã chất đống ở kho nửa năm nay. Những vật tư không cần thiết và rác thải tất cả đều được dọn đi, những dây cáp điện đều được chồng gọn lại ở góc kho, dọn sạch được 1/3 không gian kho.

Sau khi dọn dẹp xong, thầy lại yêu cầu mọi người xếp thành hàng, và nói với mọi người rằng: Đầu tiên rất cảm ơn mọi người đã thời gian nghỉ trưa để giúp thầy làm một việc rất có ý nghĩa, cùng với sự nỗ lực của mọi người đã giải quyết được đống rác đã chất đống gần nửa năm nay. Xây cho công ty một cái kho mới, tiết kiệm được một khoản tiền lớn. Nhưng việc quan trọng hơn không phải là điều đó, điều quan trong nhất là đã cho thấy rõ một vấn đề, đó là gì? Chính là chỉ cần mọi người thực sự muốn làm một việc gì đó, thì sẽ có thời gian, sẽ có nhân lực, sẽ có tiền. Cậu Kim nói với tôi rằng, mọi người muốn xây nhà kho mới bởi vì nhà kho không đủ dùng. Vậy tại sao không ai nghĩ đến chuyện dọn dẹp kho? Tại sao không ai nghĩ đến chuyện giảm những đồ tồn đọng trong kho? Tại sao không ai đến kho xem xét ? Bởi vì không có trách nhiệm, bởi vì không có khái niệm về 5S (Sàng Lọc – Sắp Xếp – Sạch Sẽ – Săn Sóc – Sẵn Sàng), vì không muốn động não nghĩ cách giải quyết.

Anh Kim nói với tôi không có thời gian, không có người dọn dẹp kho. Vậy tôi muốn hỏi mọi người có phải là người không? E rằng không ai nói rằng mình không phải là người đúng không. Không có thời gian, vậy thời gian hôm nay của mọi người đến từ đâu đây? Lẽ nào một ngày 24 giờ đồng hồ trở thành 25.5 giờ đồng hồ sao? Vậy nên chỉ có thể nói rằng mọi người đã quen với việc trốn tránh trách nhiệm, đã quen tìm lý do biện hộ, phải thay đổi những thói quen xấu này, không phải dựa vào lời thuyết giáo mà dựa vào việc bắt tay vào làm. Không ngừng tiến bộ trưởng thành trong quá trình thực hiện. Vì vậy bắt đầu từ bây giờ, tôi mọi người khi gặp phải bất kỳ chuyện gì, làm rồi hãy nói sau! Không ngừng cải tiến trong quá trình thực hiện, không ngừng hoàn thiện, cuối cùng sẽ trở thành thói quen làm việc rất tốt.

Cuối cùng thầy nói rằng, người Trung Quốc nói được nhưng không làm, người Nhật chúng tôi nói là làm. Nhưng người Nhật vẫn không phải là thông minh nhất, thông minh nhất phải là người Đức. Họ làm rồi nói sau, theo như tôi thấy người Trung Quốc rất thông minh, tôi người Trung Quốc nhất định sẽ có thể học được giống như người Đức, luôn làm trước rồi nói sau.

Theo Thegioidanhngon.com

Mời các bạn tham gia nhóm "Lời hay ý đẹp""Những câu nói hay"

Có thể bạn sẽ thích