
Cuộc đời của mỗi chúng ta là những chuỗi dài, đầy những cuộc thương lượng, đàm phán. Trong số đó, có vài cuộc đàm phán quan trọng, nó góp phần rất lớn đến tương lai, cuộc sống chúng ta…
Ta phải đàm phán mỗi ngày, từ lúc thức dậy cho tới khi đi ngủ. Nào là điều lệ hợp đồng, tuyển dụng, quản lý và kể cả quyết định xa thải. Có khi ta là người đề nghị, khi khác ta là người nhận được lời đề nghị. Có khi ta chấp thuận, có khi ta phải phản đối.
Về đến nhà, những cuộc thương lượng khác lại tiếp tục. Ta phải thương lượng về việc có nên mua 1 cái xe mới hay không, rồi đổi ngày rửa xe, quy định thời gian xem ti vi cho bọn trẻ, lựa chọn gói dịch vụ bảo hiểm, tính toán các khoản tiết kiệm và chi tiêu và còn hàng ngàn, hàng ngàn cuộc thương lượng lớn nhỏ khác.
Từ những việc lớn lao đến những thứ nhỏ nhặt hàng ngày, tính toán, thương lượng là cách để chúng ta giải quyết mọi công việc.
Thông thường, khi nghĩ đến từ “thương lượng”, ta thường mường tượng hình ảnh một người nói chuyện, đàm phán với “1 người khác” để thảo luận về những vấn đề khác nhau.
Nhưng theo tôi, đó mới chỉ nửa câu chuyện.
thực tế thì, những cuộc đàm phán quan trọng nhất trong cuộc sống và có ảnh hưởng trực tiếp đến hành động của chúng ta lại chính là những cuộc tranh cãi nội tâm. giao tiếp tốt và thuyết phục được người khác là những kĩ năng cần thiết trong kinh doanh. Nhưng cơ sở của thành công lại ở việc mỗi chúng ta có giỏi đàm phán với chính bản thân mình hay không.
Ban đầu điều này nghe có vẻ lạ lẫm, người không điên thì có ai tự nói chuyện với chính mình không? Làm sao mà bất đồng với chính bản thân mình được? Nhưng thực tế thì không có khó khăn gì để kể ra 1 danh sách dài ngoằng những mâu thuẫn nội tâm mà ta phải đối diện mỗi ngày. Đơn giản như có nên kì kèo, phàn nàn với ông chủ garage để giảm giá phí thanh toán rửa xe hay cứ cho qua, trả tiền và đi về? Có nên đồng ý làm bạn facebook với 1 người đồng nghiệp? Nếu thực sự nghĩ về những mâu thuẫn như thế, mỗi chúng ta sẽ dần nghiệm ra 1 danh sách rất dài những tình huống cụ thể. Ví dụ như:
– “Tôi đang đảm nhiệm 1 đống việc rồi nhưng sếp lại vừa giao thêm 1 dự án mới. Tôi có nên từ chối, hay cứ nhận lấy để vừa lòng sếp? Phải làm sao để về nhà ăn tối với gia đình?”
– “Tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp vì anh ấy vừa mất đi người thân. Nhưng tôi ngại và nghĩ việc đó chả liên quan gì đến mình”
– “Khách hàng của tôi yêu cầu tôi đưa cho anh ta tài liệu liên quan đến công ty khác. Lý thuyết mà nói thì nó cũng không có gì sai cả. Nhưng tôi cảm thấy có gì đó không ổn và hơi sai trái. Tôi nên từ chối hay đồng ý yêu cầu đó?”
Trong cuộc sống, sẽ có rất nhiều lúc trong mỗi chúng ta xảy ra những cuộc tranh luận không có hổi kết về nhiều vấn đề khác nhau. Tôi coi mỗi bên là 1 cá thể riêng biệt và họ có những lý lẽ, nhu cầu riêng. Họ cũng có liên hệ với những phần não của chúng ta theo những cách khác nhau. Họ là:
– Người mơ mộng (Inner Dreamer)
– Người suy nghĩ (Inner Thinker)
– Người Yêu (Inner Lover)
– Người chiến binh (Inner Warrior)
4 người này luôn luôn đàm phán với nhau khi phải đưa ra quyết định về tương lại, khi phân tích để giải quyết những rắc rồi hay cả những khi tạo dựng mới quan hệ với mọi người xung quanh. Trong 4 người này, ai cũng có những kĩ năng, những đặc tính quý giá riêng.
“Người mơ mộng” luôn đi theo tiềm thức. Người này giúp khơi dậy sự đổi mới. Những người như Jeff Bezos (chủ tịch, kiêm giám đốc Amazon.com) có trong mình “kẻ mơ mộng” mạnh mẽ, bởi thế mà ông ấy thấy thế giới chứa đầy những cơ hội. Trong khi cả thế giới đối đầu với khủng hoảng, Bezons ngửi thấy mùi cơ hội và gây dựng nên thành công trên con đường hết sức mới mẻ.
“Người suy nghĩ” được dẫn lối bởi sự logic. Người này rất giỏi phân tích và đánh giá những thông tin nhận được. “Người suy nghĩ” rất quan trọng và cần thiết với mỗi chúng ta trong những lúc cần sự tính toán chi li và chính xác, ví dụ như quản lí lãi xuất, lợi nhuận và tỉ lệ lạm phát.
‘Người yêu” lại luôn đi theo cảm xúc và rất giỏi trong việc gây dựng, giữ gìn các mối quan hệ. Sức mạnh của “người yêu” nằm ở chỗ nó giúp ta chạm đến trái tim và cảm xúc của mọi người. Nhờ thế, ta dễ dàng tìm hiểu, chia sẻ và đi đến sự đồng nhất, thuyết phục được người khác trong công việc.
“Người chiến binh” là người có sức mạnh ý chí và thể hiện chân giá trị trong hành động. Trong công việc, người chiến binh sẽ đứng ra để nói lên sự thật cho dù nó có đắng cay đến đâu. Người chiến binh cũng sẽ đứng ra bảo vệ giá trị thực của bạn và xắn tay áo lên để làm việc 1 cách cật lực. Meg Whitman, CEO của Hewlett-Packard đã từng nói “Tôi không muốn những lời biện hộ, tôi muốn hành động”. Bà cũng kiên quyết đưa ra mục tiêu quản lí như 1 chiến binh quả cảm: Nâng cấp chất lượng hoạt động, sát xao quản lí chi phí và nói sự thật (dù đắng cay) với các nhà đầu tư cho tới khi HP hoàn toàn trở lại đúng quỹ đạo.
Thực tế trong mỗi chúng ta đều có đủ cả 4 nhân vật này. Câu hỏi mà mỗi người cần hỏi chính mình là: Phải làm sao để vận dụng hết thế mạnh của từng người trong giải quyết công việc và phải làm sao để tìm thấy sự cân bằng giữa 4 người kia, cũng là để đàm phán với chính bản thân mình được hiệu quả hơn?
Đàm phán với chính mình cũng giống như điều hành 1 nhóm làm việc. thất bại sẽ đến với những ai không biết nhận dạng cơ hội, không thể nhìn nhận vấn đề 1 cách sáng suốt, không biết duy trì các mối quan hệ xã hội hoặc không mang về kết quả trong lao động.
Bởi vậy, cuộc đàm phán quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta, là làm sao để đi đến sự thống nhất trong chính bản thân mình, khi bạn có thể luyện tập được kĩ năng đó, thành công sẽ dần đến với bạn.
Theo Thegioidanhngon.com
Mời các bạn tham gia nhóm "Lời hay ý đẹp" và "Những câu nói hay"