
Xoa dịu hay im lặng là những cách giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ mà bạn có thể sử dụng để giúp một người đang rất nóng giận bình tĩnh trở lại và tránh một tình huống bạo lực xảy ra. Những kĩ năng giao tiếp thông thường này được sử dụng bởi các nhân viên xã hội, cảnh sát và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng chúng để đối mặt với một người đang nóng giận ở nơi làm việc, trên đường hay thậm chí ở nhà.
Có nhiều người khi gặp phải trường hợp này thì cảm xúc đầu tiên xảy ra trong cơ thể họ chính là nỗi sợ. Họ sẽ nghĩ “mình nên bỏ chạy hay sẽ đánh trả” và dùng suy nghĩ ấy để đối mặt với nguy hiểm đang tiến gần.
Thế nhưng đó không phải là cách khôn ngoan để giải quyết rắc rối. Cách tốt nhất là nên thở chậm và bình tĩnh, sau đó bạn có thể lựa chọn một trong hai kĩ năng: xoa dịu người đó hoặc là im lặng.
Im lặng là một cảnh giới cao của trí tuệ, nó thể hiện đức tính nhẫn nhịn của một cá nhân. Có một câu chuyện nổi tiếng về ông Booker T. Washington (1856-1915), tổng thống đầu tiên của viện Tuskegee, cũng là một trong những người Mỹ gốc Phi đầu tiên được mời đến nhà trắng:
Một lần, ông Washington đang cùng một người bạn da trắng đi trên đường. Khi họ đang vừa đi vừa trò chuyện thì ông Washington bị một người da trắng có tính thích khiêu khích và ngạo mạn cố ý dùng tay đẩy mạnh làm ông ngã xuống đất.
Ông Washington đứng dậy, lấy tay phủi bụi đất trên quần áo, không nói gì và trên nét mặt cũng không có vẻ gì là oán hận.
Nhưng người bạn da trắng đi cùng ông thì vô cùng bất bình, tức giận nói: “Sao cậu có thể dễ dàng tha thứ cho kẻ đã bắt nạt cậu như thế được?”
Ông Washington bình tĩnh nhìn người bạn và nói: “Người nào muốn làm mình bực tức, mình sẽ không để người ấy làm được điều đó. Biện pháp tốt nhất chính là im lặng và không để ý đến họ!”
Chính thái độ nhân sinh của nhà giáo dục Washington đã khiến ông chẳng những trở thành người phát ngôn của người da đen ở nước Mỹ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 mà ông còn hợp tác cùng những người da trắng thành lập nên hàng trăm trường học, các tổ chức giáo dục, đóng góp rất nhiều công sức cho sự nâng cao bình đẳng giáo dục của người da đen ở Nam Mỹ.
Làm thế nào để nhận biết một người đang nóng giận?
Một người hay nóng giận rất dễ dàng nhận ra. Họ thường xuất hiện với vẻ mặt cáu giận, và cơ thể chỉ ra các dấu hiệu như bồn chồn, thường nắm chặt tay lại, mặt đỏ và thở nhanh.
Một người nóng giận có thể sẽ la hét hoặc ném đồ đạc. Họ có xu hướng phản ứng quá nhạy cảm với những gì mình nghe thấy.
“Điều này rất quan trọng khi bạn hiểu một người ở trong tình trạng cam go này bởi vì lúc này họ đã vượt xa khỏi ranh giới lí trí của mình.”
Bạn đừng nên hy vọng họ sẽ để mắt tới những thứ mình đang làm khi họ chưa thực sự bình tĩnh. Đó không phải là thời điểm để cả hai cùng giải quyết bất kì vấn đế lớn nào mà là thời gian bạn cần giúp người đó giải quyết cơn giận dữ của mình cho đến khi họ, cảnh sát, hoặc bảo vệ an ninh có thể xử lý tình huống ấy.
Nếu muốn đối đầu với cá nhân này, cách tốt nhất là bạn nên im lặng rời khỏi sân khấu nếu bạn không muốn đóng vai chung với người kia.
Bạn cũng có thể sử dụng những kĩ năng giao tiếp trên vào tình huống xảy ra trong khi bạn đang phải làm việc và không thể thoát khỏi tình huống ấy, hoặc bạn bắt buộc phải nói chuyện với người nóng giận kia.
Những cách để xoa dịu một người đang nóng giận
Chọn lựa im lặng hay xoa dịu để “hạ hỏa” đối phương là những cách khôn ngoan nhưng ít ai làm được điều này mà không để lại sự oán giận trong tâm của mình. Điều này có nghĩa là bạn phải làm thế nào để vừa giải quyết được vấn đề vừa không để trong lòng mình sự tức giận hay để bụng chuyện ấy. Dưới đây là những cách mà bạn có thể tham khảo:
- Xoay người của bạn lại, giữ cho mình một tư thế ở một góc chéo so với đối phương. Điều này giúp bạn có một không gian riêng tư thoải mái và chỉ cho người đó thấy bạn không muốn nói chuyện với họ.
- Giữ kết nối mắt trung lập, điều này cho thấy rằng bạn đang lắng nghe những gì họ nói, tuy nhiên, bạn không nên nhìn chằm chằm vào họ.
- Giữ cho khuôn mặt thật thoải mái và tránh mỉm cười vì trong tình trạng nhạy cảm này họ có thể nghĩ rằng bạn đang cười vào mặt họ.
- Nói chuyện với người này với một giọng bình tĩnh, bị động và không cãi vã. Lắng nghe âm thanh của giọng nói mình, chắc hẳn bạn không muốn nó nghe như là mỉa mai người khác phải không nào?
- Trong trường hợp khi đã tìm hiểu mọi chuyện và thấy người này bị đối xử bất công, bạn có thể tìm nhiều cách để an ủi người đó, như việc: “Tôi có thể thấy rằng bạn bị đối xử không công bằng…” Chắc chắn điều này sẽ không thể làm mọi chuyện trầm trọng thêm khi mà người đó lại được mọi người ủng hộ.
- Chỉ ra rằng bạn đang lắng nghe người đó và dùng giao tiếp trấn an như gật đầu và những từ như “ah – ha”, “yeah” và “hmmm”
- Nếu một vài người ở nơi làm việc của bạn có vẻ mặt cáu giận bất bình thường, hãy cố gắng thấu hiểu cảm xúc của họ bằng việc phản ánh điều này với cá nhân ấy: “Bạn trông có vẻ hơi căng thẳng, bạn ổn chứ? Bằng việc chạm tới những cảm xúc này, bạn sẽ tạo được cơ hội để họ cởi mở với người khác và xoa dịu tình trạng của mình. Và đối với bản thân, chắc hẳn bạn sẽ luôn cảm thấy tốt hơn khi có một nút thắt được mở trong câu chuyện, còn đối với cá nhân kia thì chắc chắn họ sẽ rất biết ơn mọi người khi biết rằng mọi người luôn quan tâm đến họ.
Xoa dịu một người đang giận dữ là việc xử lý một tình huống có nguy hiểm tiềm tàng mà không làm bạn, người khác hay người đang giận dữ bị tổn thương. Còn Im lặng không có nghĩa là không nói gì khi ai đó đang trò chuyện với bạn. Im lặng không có nghĩa là thụ động, dửng dưng với mọi thứ xung quanh. Im lặng cũng không có nghĩa là hèn nhát trước cái ác, sợ bị “tai bay vạ gió”, sợ bị liên lụy đến lợi ích bản thân mình mà không dám nói lời công đạo. Im lặng đúng cách sẽ giúp để bạn thể hiện cảm xúc của mình với người đối diện, khiến sự xao động trở nên bình tĩnh, khiến những cảm xúc tiêu cực chợt mất hút chẳng còn.
Theo Thegioidanhngon.com
Mời các bạn tham gia nhóm "Lời hay ý đẹp" và "Những câu nói hay"